Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012


thiên văn học trong tiếng Việt là một từ Hán-Việt, nguyên gốc từ 天文学, với thiên là trời, bầu trời; văn là phép luật, văn hoa, văn tự; học là nghiên cứu, học tập. Trong một số ngôn ngữ phương Tây, như tiếng Anh, người ta dùng từ astronomy, được dịch nghĩa là "luật của các ngôi sao" hay "văn hóa của các ngôi sao" (phụ thuộc theo cách dịch) có nguồn gốc từ từ tiếng Hy Lạp αστρονομία, astronomia, từ các từ άστρον (astron, "ngôi sao") và νόμος (nomos, "luật hay văn hoá").
Sử dụng các thuật ngữ "thiên văn học" và "vật lý học thiên thể"
Nói chung, cả "thiên văn học" hay "vật lý học thiên thể" đều có thể được dùng để chỉ môn này. Dựa trên các định nghĩa chính xác của từ điển, "thiên văn học" để chỉ "việc nghiên cứu các vật thể và chủ đề bên ngoài khí quyển Trái đất và các tính chất vật lý và hoá học của chúng""vật lý học thiên thể" để chỉ nhánh thiên văn học nghiên cứu "cách thức, các tính chất vật lý, và các quá trình động lực của các thiên thể và hiện tượng vũ trụ". Trong một số trường hợp, như trong phần giới thiệu của cuốn sách hướng dẫn Physical Universe (Vũ trụ Vật lý) của Frank Shu, "thiên văn học" có thể được sử dụng để miêu tả việc nghiên cứu định lượng của hiện tượng, trong khi "vật lý học thiên thể" được dùng để miêu tả vùng định hướng vật lý của hiện tượng. Tuy nhiên, bởi hầu hết các nhà thiên văn học hiện đại nghiên cứu các chủ đề liên quan tới vật lý, thiên văn học hiện đại thực tế có thể được gọi là vật lý học thiên thể. Nhiều cơ quan nghiên cứu chủ đề này có thể sử dụng "thiên văn học""vật lý học thiên thể", một phần dựa trên việc cơ quan của họ về lịch sử có liên quan tới một cơ sở vật lý hay không, và nhiều nhà thiên văn học chuyên nghiệp thực tế đều có bằng cấp vật lý. Một trong những tờ báo khoa học hàng đầu trong lĩnh vực có tên gọi Thiên văn học và Vật lý học thiên thể.
Lịch sử
Buổi đầu, thiên văn học chỉ bao gồm việc quan sát và dự đoán các chuyển động của vật thể có thể quan sát được bằng mắt thường. Ở một số địa điểm, như Stonehenge, các nền văn hoá đầu tiên đã lắp dựng những dụng cụ quan sát to lớn có lẽ có một số mục đích thiên văn. Ngoài việc sử dụng trong nghi lễ, các đài quan sát thiên văn có thể được sử dụng để xác định mùa, một yếu tố quan trọng để biết thời điểm canh tác, cũng như biết được độ dài của năm.
Trước khi các dụng cụ như kính thiên văn được chế tạo việc nghiên cứu các ngôi sao phải được tiến hành từ các điểm quan sát thuận lợi có thể có, như các toà nhà cao và những vùng đất cao với mắt thường. Khi các nền văn minh phát triển, đáng chú ý nhất là Mesopotamia, Hy Lạp, Ai Cập, Ba Tư, Maya, Ấn Độ, Trung Quốc, Nubia và thế giới Hồi giáo, các cuộc quan sát thiên văn học đã được tổng hợp, và các ý tưởng về tính chất vũ trụ bắt đầu được khám phá. Hoạt động thiên văn học sớm nhất thực tế gồm vẽ bản đồ các vị trí sao và hành tinh, một ngành khoa học hiện được gọi là thuật đo sao. Từ các quan sát này, những ý tưởng đầu tiên về những chuyển động của các hành tinh được hình thành, và trạng thái của Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất trong vũ trụ đã được khám phá về mặt triết học. Trái đất được cho là trung tâm của vũ trụ với Mặt trời, Mặt trăng và các ngôi sao quay quanh nó. Điều này được gọi là mô hình Địa tâm của vũ trụ.
Một số phát hiện thiên văn học đáng chú ý đã được thực hiện trước khi có kính viễn vọng. Ví dụ sự nghiêng elíp được ước tính từ ngay từ năm 1000 trước Công Nguyên bởi các nhà thiên văn học Trung Quốc. Người Chaldean đã phát hiện ra rằng nguyệt thực tái xuất hiện trong một chu kỳ lặp lại gọi là saros. Ở thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, kích thước và khoảng cách của Mặt trăng được Hipparchus và các nhà thiên văn học Ả Rập sau này ước tính. Thiên hà Andromeda, thiên hà gần nhất với Ngân hà, được nhà thiên văn học người Ba tư Azophi phát hiện năm 964 và lần đầu tiên được miêu tả trong cuốn sách Book of Fixed Stars (Sách về các định tinh) của ông. Sao siêu mới SN 1006, sự kiện sao có độ sáng biểu kiến lớn nhất được ghi lại trong lịch sử, đã được nhà thiên văn học Ai Cập Ả Rập Ali ibn Ridwan và các nhà thiên văn học Trung Quốc quan sát năm 1006.
Thiết bị thiên văn học sớm nhất được biết là cơ cấu Antikythera, một thiết bị của người Hy Lạp cổ đại để tính toán các chuyển động của các hành tinh, có niên đại từ khoảng năm 150-80 trước Công Nguyên, và là tổ tiên sớm nhất của một máy tính tương tự thiên văn. Các thiết bị máy tính tương tự thiên văn giống như vậy sau này đã được các nhà thiên văn học Ả Rập và Châu Âu sáng chế.
Trong thời Trung Cổ, việc quan sát thiên văn học hầu như đã bị ngưng trệ ở Châu Âu Trung Cổ, ít nhất cho tới thế kỷ 13. Tuy nhiên, thiên văn học đã phát triển mạnh ở thế giới Hồi giáo và các vùng khác trên thế giới. Một số nhà thiên văn học Ả Rập đáng chú ý từng thực hiện các đóng góp quan trọng cho ngành khoa học gồm Al-Battani, Thebit, Azophi, Albumasar, Biruni, Arzachel, trường Maragha, Qushji, Al-Birjandi, Taqi al-Din, và những người khác. Các nhà thiên văn học trong thời kỳ này đã đưa ra nhiều tên Ả Rập hiện vẫn được sử dụng cho các ngôi sao riêng biệt. Mọi người cũng tin rằng các tàn tích tại Đại ZimbabweTimbuktu có thể chứa đựng một đài quan sát thiên văn học. Người Châu Âu trước kia từng tin rằng không hề có việc quan sát thiên văn học tại vùng Châu Phi hạ Sahara thời Trung Cổ tiền thuộc địa nhưng những phát hiện gần đây cho thấy điều trái ngược.
Phát triển khoa học
Trong thời Phục hưng, Nicolaus Copernicus đã đề xuất một mô hình Nhật tâm của hệ mặt trời. Công việc của ông được ủng hộ, mở rộng và sửa chữa bởi Galileo GalileiJohannes Kepler. Khám phá kính viễn vọng của Galileo đã giúp đỡ rất nhiều cho những quan sát của ông.
Kepler là người đầu tiên sáng tạo một hệ thống miêu tả chính xác các chi tiết chuyển động của các hành tinh với Mặt trời ở trung tâm. Tuy nhiên, Kepler không thành công trong việc lập ra một lý thuyết cho những định luật đã được ông viết ra. Phải tới khi Newton khám phá ra chuyển động thiên thểluật hấp dẫn các chuyển động của hành tinh cuối cùng mới được giải thích. Newton cũng đã phát triển kính viễn vọng phản xạ.
Các khám phá thêm nữa đi liền với những cải thiện trong kích thước và chất lượng kính thiên văn. Các catalogue sao chi tiết hơn được Lacaille lập ra. Nhà thiên văn học William Herschel đã thực hiện một cataloge chi tiết về các cụm sao và tinh vân, và vào năm 1781 phát hiện ra hành tinh Sao Thiên Vương, hành tinh mới đầu tiên được tìm thấy. Khoảng cách tới một ngôi sao lần đầu tiên được thông báo năm 1838 khi thị sai của 61 Cygni được Friedrich Bessel đo đạc.
Trong thế kỷ mười chín, sự quan tâm tới vấn đề ba vật thể của Euler, Clairaut, và D'Alembert đã dẫn tới những dự đoán chính xác hơn về chuyển động của Mặt trăng và các hành tinh. Công việc này được LagrangeLaplace chỉnh sửa thêm nữa, cho phép tính toán cả trọng lượng của các hành tinh và vệ tinh trong các nhiễu loạn của chúng.
Những tiến bộ quan trọng trong thiên văn học đến cùng sự xuất hiện của kỹ thuật mới, gồm quang phổchụp ảnh. Fraunhofer đã phát hiện khoảng 600 băng trong quang phổ Mặt trời năm 1814-15, mà, vào năm 1859, Kirchhoff quy cho sự hiện diện của những nguyên tố khác nhau. Các ngôi sao được chứng minh tương tự như Mặt trời của Trái đất, nhưng ở dải nhiệt độ, khối lượng và kích thước khác biệt.
Sự tồn tại của thiên hà của Trái đất, Ngân hà, như một nhóm sao riêng biệt, chỉ được chứng minh trong thế kỷ 20, cùng với sự tồn tại của những thiên hà "bên ngoài", ngay sau đó, sự mở rộng của vũ trụ, được quan sát thấy trong sự rời xa của hầu hết các thiên hà khỏi chúng ta. Thiên văn học hiện đại cũng đã khám phá nhiều vật thể kỳ lạ như các quasar, pulsar, blazar, và thiên hà radio, và đã sử dụng các quan sát đó để phát triển các lý thuyết vật lý miêu tả một số vật thể đó trong các thuật ngữ của các vật thể cũng kỳ lạ như vậy như các hố đensao neutron. Vật lý vũ trụ đã có những phát triển vượt bậc trong thế kỷ 20, với mô hình Big Bang được các bằng chứng thiên văn học và vật lý ủng hộ rộng rãi, như màn bức xạ vi sóng vũ trụ, định luật Hubble, và sự phong phú các nguyên tố vũ trụ.
Thiên văn học quan sát
Trong thiên văn học, thông tin chủ yếu được tiếp nhận từ việc khám phá và phân tích ánh sáng nhìn thấy được hay các vùng khác của bức xạ điện từ. Thiên văn học quan sát có thể được phân chia theo vùng quan sát của quang phổ điện từ. Một số phần của quang phổ có thể được quan sát từ bề mặt Trái đất, trong khi những phần khác chỉ có thể được quan sát từ các độ cao lớn hay từ vũ trụ.

28
(Trong “Người làm vườn” - tập thơ chỉ đặt tên theo cách đánh số)
Rabinđranat Tago(1861-1941)
(Rabindranâth Tagore)
Đào Xuân Quý dịch
Đôi mắt băn khoăn của em buồn,
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,
          anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
          và xâu thành một chuỗi
          quàng vào cổ em.
nếu đời anh chỉ là một đoá hoa
          tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
          anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.
Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó,
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú,
Nó sẽ nở ra thành nụ cười nhẹ nhõm,
Và em thấu suốt rất nhanh.
Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau,
Nó sẽ tan thành lệ trong,
Và lặng im phản chiếu nôi niềm u ẩn.
Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu
Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
11
(Trong “Thơ Dâng”)
THƯỢNG ĐẾ LÀ LAO ĐỘNG - Người biên soạn đặt
R. Tago
Đào Xuân Quý dịch
Hãy từ bỏ những vòng tràng hạt
và những lời tụng niệm, hát ca!
Người thờ ai
trong cái xó tối đen, hẻo lánh này
của ngôi đền đóng kín?
Hãy mở mắt nhìn xem
có Thượng đế nào trước mặt người đâu:
Thượng đế ở nơi
người nông dân đang cày mảnh đất khô cằn
và nơi người phu đường đang đập đá
Thượng đế ở cùng với họ
trong nắng trong mưa
và quần áo của Người
cũng phủ đầy bụi bặm.
Hãy cởi chiếc áo khoác linh thiêng
và như Thượng đế, hãy đi vào trong đất bụi.


Thoát tục ư?
Biết đi tìm sự thoát tục ở đâu?
Thượng đế của chúng ta
đã vui vẻ mang vào mình
những sợi dây của sáng tạo,
Người đã buộc chặt với chúng ta
mãi mãi không rời.
Hãy ra khỏi những phút giây trầm mặc,
và hãy dẹp đi tất thảy hương hoa!
Dẫu quần áo có bị rách bươm và hoen ố
Thì có gì đáng tiếc?
Hãy tìm đến gặp Người
và đứng bên Người trong lao động gian lao
mồ hôi ướt trán.
THUYỀN GIẤY
(Trong “Trăng non” – “The Crescent Moon” – tiếng Bengan: “Sisu”: trẻ thơ)
R. Tago
Đào Xuân Quý dịch
Ngày lại ngày tôi thả những chiếc thuyền giấy của tôi
Từng chiếc một bơi trên dòng nước chảy.
Tôi viết tên tôi và tên làng của tôi ở trên thuyền
bằng những chữ lớn màu đen.
Tôi hi vọng rằng một người nào đó
trên một miền đất lạ
sẽ thấy những chiếc thuyền này
và biết tôi là ai.
Trên những chiếc thuyền nhỏ của tôi
Tôi chất đầy hoa siêuli hái được ở trong vườn
và tôi hi vọng rằng trong đêm tối
những đoá hoa của bình minh này sẽ được mang vào
đất liền yên ổn.
Tôi buông những chiếc thuyền bằng giấy của tôi
rồi nhìn lên trời
và thấy những đám mây nhỏ
đang giong những chiếc buồm trắng phồng to.


Tôi không rõ người bạn nào của tôi ở trên trời
đã thả chúng xuống để chạy đua với những chiếc thuyền của tôi!
Khi đêm xuống
tôi úp mặt vào cánh tay,
và mơ thấy thuyền của tôi
đang trôi, trôi mãi
dưới những vầng sao khuya.
Những nàng-tiên-giấc-ngủ đang đi trên
những chiếc thuyền đó,
và hàng hoá trong thuyền
là những cái rổ đựng đầy giấc mơ.
CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG
Alêchxan Xecghêêvits Puskin (1799-1837)
(Dịch nghĩa)
Xuyên qua sương mù gợn sóng
Mặt trăng nhô ra,
Trăng buồn bã dội ánh sáng
Lên cánh đồng u buồn.
Trên đường mùa đông, buồn tẻ
Xe tam mã vun vút lao đi,
Lục lạc đơn điệu
Mệt mỏi rung lên.
Có gì vang lên thân thiết
Trong các khúc hát ngân nga của xà ích:
Khi thì niềm vui rộn rã,
Khi thì nỗi buồn tâm tình…
Không một ánh lửa, mái lều,
Rừng sâu và tuyết… Ngược chiều tôi
Chỉ có cột sọc chỉ đường
Chạy tới…
Chán ngán buồn quá… ngày mai, Nhina
Ngày mai, quay về với em yêu
Tôi sẽ lặng người bên lò sưởi,
Ngắm em không chán mắt.


Kim đồng hồ tích tắc
Quay hết vòng đều đều của nó,
Và xua đám người tẻ ngắt,
Nửa đêm, không chia rẽ ta.
Buồn quá, Nhina: đường tôi đi tẻ ngắt,
Bác xà ích lặng lẽ thiu thiu
Tiếng lục lạc đơn điệu,
Mặt trăng mờ sương.